Luật Doanh Nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì?

Sau khi hoàn tất quy trình thành lập doanh nghiệp và nhận được giấy phép kinh doanh, nhiều doanh nhân thường băn khoăn về những bước tiếp theo cần thực hiện để doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp để giúp bạn khởi đầu hành trình kinh doanh một cách thuận lợi và thành công.
=>> Xem thêm: Thành lập công ty mất bao lâu thời gian

1. Treo biển tên tại trụ sở doanh nghiệp
Căn cứ khoản 4 điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, nếu không treo bảng hiệu thì doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt hành chính hoặc có thể bị khóa mã số thuế.

2. Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
Mặc dù quy định về việc doanh nghiệp phải thông báo số tài khoản ngân hàng cho Sở KH- ĐT đã được bãi bỏ, nhưng sau khi có tài khoản ngân hàng, công ty vẫn cần điền thông tin trên Mẫu 08-MST Thông tư 105/2020/TT-BTC để bổ sung thêm “Thông tin đăng ký mới” rồi tiến hành thông báo cho Chi cục thuế đang quản lý trực tiếp tại nơi đặt trụ sở.
Việc có tài khoản giao dịch online sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như:
- Không cần phải đến trực tiếp kho bạc để nộp thuế mà có thể sử dụng phương thức chuyển khoản ngân hàng;
- Thuận tiện trong các giao dịch với khách hàng; tiết kiệm thời gian và chi phí;
- Kiểm soát, quản lý hiệu quả tài chính doanh nghiệp
- Chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên. (Căn cứ: Điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2023)

3. Mua hóa đơn điện tử, đăng ký chữ ký số
Căn cứ theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP đã quy định khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Theo Khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không bắt buộc phải sử dụng chữ ký số và hoàn toàn có quyền lựa chọn việc sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký số trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp vẫn phải sử dụng chữ ký số trong các trường hợp như Khi sử dụng hóa đơn điện tử (Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019); Khi kê khai và nộp thuế (Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019); Kê khai bảo hiểm xã hội ( Điều 4 Quyết định 838/QĐ-BHXH).

Chữ ký số rất quan trọng trong việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, kê khai BHXH, ký hóa đơn… nên doanh nghiệp cũng cần lưu tâm trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín và đừng quên đăng ký sử dụng với Cơ quan thuế.

Để đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bản sao hợp lệ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật còn hiệu lực.

4. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, kê khai lệ phí môn bài
Căn cứ theo khoản 1 điều 10 nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho điều 3 nghị định 139/2016/NĐ-CP đã quy định miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên cho doanh nghiệp mới thành lập hoặc sản xuất- kinh doanh theo quy định tại nghị định này. Ngoài ra tại Điều 6 Nghị định 139/2016/NĐ-CP nếu doanh nghiệp nộp thuế môn bài trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho các năm tiếp theo nếu không có thay đổi các yếu tố làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài phải nộp.

Quy định về thời hạn nộp tờ khai tại khoản 1 điều 10 nghị định 126/2020/NĐ-CP, chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu có sự thay đổi về vốn trong năm thì phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là 30/01 năm sau năm phát sinh thay đổi. Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì bản chất của mức thu lệ phí môn bài sẽ dựa trên vốn điều lệ
Mức thu lệ phí môn bài được quy định cụ thể tại điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP. 

5. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Theo điều 2 nghị định 123/2020/NĐ-CP, hầu hết tất cả doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, nếu doanh nghiệp không chuyển dữ liệu điện tử hoặc chuyển muộn thời hạn cho cơ quan thuế sẽ bị xử phạt hành chính tới 20 triệu đồng theo điều 30 nghị định 125/2020/NĐ CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

6. Đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên
Căn cứ quyết định 772/QĐ-BHXH thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động.

7. Kê khai thuế
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
- Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
- Khai thuế theo tháng áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên.

Doanh nghiệp phải kê khai và nộp các loại thuế theo đúng quy định của pháp luật bao gồm các loại giấy tờ như: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm…
=>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập các loại hình công ty

Qua bài viết, Pháp Lý Minh Phúc đã giúp bạn tìm hiểu về Sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì? Để biết thêm thông tin liên quan quý khách vui lòng liên hệ Pháp Lý Minh Phúc để được tư vấn một cách miễn phí và toàn diện. Quý Khách liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LÝ MINH PHÚC
Hotline: 0985.233.413
Email: phaplyminhphuc@gmail.com
Website: luatminhphuc.vn
Địa chỉ: Số 19, Ngõ 272, Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội