Các loại hình doanh nghiệp và cách lựa chọn loại hình DN phù hợp nhất?
Việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp là bước đầu tiên và vô cùng thiết yếu đối với bất kỳ ai đang bắt đầu con đường kinh doanh. Quyết định này có ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Pháp Lý Minh Phúc sẽ đưa ra từng loại hình doanh nghiệp và cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất để bạn cân nhắc lựa chọn chọn cho mình loại hình phù hợp nhất khi thành lập.
1. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp chính được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp 2020 được chia thành các loại sau:
- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): Căn cứ theo điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, người này chịu trách nhiệm không giới hạn với toàn bộ tài sản cá nhân của mình về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh (CTHD): Căn cứ theo điều 117 Luật doanh nghiệp 2020 công ty hợp danh gồm hai thành viên trở lên, trong đó có ít nhất một người (thành viên hợp danh) chịu trách nhiệm không giới hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. Có thể có các thành viên góp vốn, những người này chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
- Công ty TNHH một thành viên: Căn cứ theo điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 công ty TNHH một thành viên Được lập ra bởi một cá nhân hoặc tổ chức. Người sở hữu duy nhất này có trách nhiệm về mọi nghĩa vụ tài chính và khoản nợ của công ty, nhưng chỉ trong khuôn khổ số vốn điều lệ mà họ đã góp vào.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Căn cứ theo điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 thành viên trở lên và giới hạn ở 50 thành viên. Các thành viên trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp
- Công ty cổ phần: Căn cứ theo điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cổ đông sở hữu cổ phần và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
2. Cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất?
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là một quyết định quan trọng đối với mọi nhà đầu tư và doanh nhân, bởi nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh từ quản lý, tài chính đến các yêu cầu pháp lý. Dưới đây là một số bước và yếu tố cần xem xét khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Xác định mức độ trách nhiệm cá nhân: Bạn cần quyết định xem mình sẵn sàng chịu bao nhiêu trách nhiệm về mặt tài chính. Ví dụ, trong một công ty hợp danh, các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm không giới hạn bằng tài sản cá nhân của họ, trong khi các thành viên của công ty TNHH hay công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp.
- Nhu cầu về vốn: Cân nhắc khả năng và nhu cầu huy động vốn. Công ty cổ phần có thể phù hợp hơn nếu bạn cần huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư, do khả năng phát hành cổ phần và dễ dàng chuyển nhượng.
- Quy mô và cấu trúc của doanh nghiệp: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô dự kiến của công ty. Một doanh nghiệp nhỏ có thể phù hợp với mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc TNHH một thành viên. Các doanh nghiệp với kế hoạch mở rộng hoặc hoạt động rộng rãi hơn có thể cân nhắc hình thức công ty cổ phần hoặc TNHH hai thành viên trở lên.
- Kế hoạch kinh doanh và mục tiêu dài hạn: Cân nhắc các yêu cầu pháp lý và kế hoạch kinh doanh của bạn. Ví dụ, nếu bạn dự định phát triển một doanh nghiệp với khả năng hợp tác và mở rộng quốc tế, một công ty cổ phần có thể là lựa chọn tốt do tính minh bạch và khả năng quản lý chuyên nghiệp.
Ngoài việc xem xét các vấn đề nêu trên để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp thì việc tham vấn với luật sư chuyên nghiệp cũng có thể giúp quý khách đưa ra quyết định chính xác nhất dựa trên hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp lý tại Việt Nam. Pháp Lý Minh Phúc luôn có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp mọi sự thắc mắc của quý khách về thành lập doanh nghiệp. Để được tư vấn về thành lập doanh nghiệp miễn phí, toàn diện, Quý khách liên hệ:
Công ty TNHH Tư vấn Pháp lý Minh Phúc
Hotline: 0985.233.413
Email: phaplyminhphuc@gmail.com
Website: luatminhphuc.vn
Địa chỉ: Số 19, Ngõ 272, Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội