Luật Doanh Nghiệp

Địa điểm kinh doanh là gì? Khi nào nên mở địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Lựa chọn đúng địa điểm không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng mà còn nâng cao uy tín thương hiệu. Vậy địa điểm kinh doanh là gì và khi nào nên mở địa điểm kinh doanh? Bài viết này, Pháp Lý Minh Phúc sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi trên.

=>> xem thêm:  Một số điểm mới nhất về công ty TNHH 1 thành viên

1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Có thể hiểu đây nơi thực hiện các giao dịch mua bán tại nhiều tỉnh, thành khác nhau nhằm: Giảm chi phí vận chuyển, tăng doanh thu hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng…
Muốn thành lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và một số văn bản liên quan.

2. Quy trình
2.1. Lưu ý khi đặt tên địa điểm kinh doanh:
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

2.2. Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ CCCD/ CMND/ Hộ chiếu
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ

2.3. Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh
Cách 1: Nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng
Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 1:Chọn phương thức nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ bằng: Chữ ký số công cộng
Nộp hồ sơ bằng: Tài khoản đăng ký kinh doanh
Bước 2:Chọn loại đăng ký trực tuyến: thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc;
Bước 3: Chọn loại hình: đăng ký địa điểm kinh doanh
Nhập thông tin doanh nghiệp/đơn vị chủ quản
Bước 4: Chọn loại tài liệu (scan và tải tài liệu đính kèm)
Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ
Cách 2: Nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh
Việc thông báo lập địa điểm kinh doanh phải tuân theo các bước như sau:
Bước 1: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

3. Một vài lưu ý cơ bản
Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng;
Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh chủ quản;
Địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản.

=>> xem thêm: Một số quy định mới nhất về công ty TNHH 2 thành viên

Qua bài viết, Pháp Lý Minh Phúc đã giúp bạn tìm hiểu về Địa điểm kinh doanh là gì? Khi nào nên mở địa điểm kinh doanh? Để biết nên thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện, quý khác có thể tham khảo thêm thông tin bài viết Phân biệt chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện và để tư vấn miễn phí, toàn diện Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LÝ MINH PHÚC
Hotline: 0985.233.413
Email: phaplyminhphuc@gmail.com
Website: luatminhphuc.vn
Địa chỉ: Số 19, Ngõ 272, Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội