Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, các sản phẩm sáng tạo – từ văn học, nghệ thuật đến khoa học và công nghệ – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và đổi mới. Để bảo vệ thành quả lao động của người sáng tạo, pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về quyền tác giả, đối tượng được bảo hộ, thời hạn bảo hộ, cũng như nội dung các quyền của tác giả.
Hãy cùng Pháp Lý Minh Phúc tìm hiểu những quy định quan trọng liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay, giúp quý khách nắm bắt rõ ràng để áp dụng và bảo vệ quyền lợi của mình.
- Quyền tác giả là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả không phụ thuộc vào hình thức công bố, đăng ký hay công khai mà tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được tạo ra và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: bản viết, bản ghi âm, bản vẽ, chương trình máy tính,…(khoản 1 Điều 6 VBHN Luật SHTT 2022).
Không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả, tuy nhiên, việc đăng ký sẽ là chứng cứ quan trọng khi có tranh chấp.
- Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Có 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005. Các loại hình cụ thể đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, chẳng hạn như:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự:
+ Đây là những sáng tạo dựa trên ngôn ngữ, ký tự để truyền đạt tư duy, kiến thức hoặc cảm xúc.
+ Tác phẩm văn học bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, trong khi tác phẩm khoa học là các bài nghiên cứu, luận văn hoặc sách chuyên khảo.
+ Sách giáo khoa và giáo trình thường được sử dụng trong giảng dạy, mang tính hệ thống và có cấu trúc rõ ràng.
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác:
+ Đây là những tác phẩm được thể hiện dưới dạng trình bày trực tiếp hoặc ghi âm/ghi hình.
+ Chúng bao hàm cả sự sáng tạo trong cách trình bày, sắp xếp nội dung và cách thức truyền đạt cảm xúc, thông điệp đến người nghe.
c) Tác phẩm báo chí: Bao gồm các bài viết, phóng sự, điều tra, bình luận về các vấn đề thời sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
d) Tác phẩm âm nhạc: Không chỉ bao gồm phần giai điệu mà còn cả lời nhạc, cách phối âm phối khí. Âm nhạc có thể bao hàm các thể loại từ cổ điển, dân gian đến hiện đại.
đ) Tác phẩm sân khấu: Bao gồm các vở kịch, múa, opera, thường mang tính trình diễn và có sự kết hợp giữa nội dung và hình thức biểu diễn.
e) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm tương tự: Bao gồm phim truyện, phim hoạt hình, phim tài liệu, với sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và nội dung câu chuyện.
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng:
+ Mỹ thuật gồm tranh vẽ, điêu khắc, đồ gốm mang giá trị sáng tạo nghệ thuật.
+ Mỹ thuật ứng dụng tập trung vào tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng, như thiết kế nội thất, đồ họa, thời trang.
h) Tác phẩm nhiếp ảnh: Là sản phẩm nghệ thuật được tạo ra từ việc ghi lại những khoảnh khắc thực tế qua ống kính, mang dấu ấn cá nhân của tác giả qua góc chụp, ánh sáng, bố cục.
i) Tác phẩm kiến trúc: Các thiết kế tòa nhà, công trình, nhà ở kết hợp giữa thẩm mỹ, công năng và bền vững.
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ kiến trúc, công trình khoa học: Bao gồm các biểu diễn trực quan, thường yêu cầu độ chính xác cao, phục vụ cho mục đích kỹ thuật, giáo dục, hoặc nghiên cứu khoa học.
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian: Đây là các di sản văn hóa phản ánh trí tuệ tập thể của cộng đồng, được truyền lại qua nhiều thế hệ, như truyện cổ tích, ca dao, hò vè.
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: Chương trình máy tính bao gồm các phần mềm, ứng dụng được viết bằng mã code.
3. Các quyền của quyền tác giả được bảo hộ.
* Quyền nhân thân (Điều 19 Luật SHTT 2005)
Gắn liền với cá nhân người sáng tạo, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh; Quyền công bố hoặc cho phép công bố tác phẩm; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác cắt xén, xuyên tạc tác phẩm
Đặc điểm: Không thể chuyển nhượng, trừ quyền công bố có thể được chuyển giao theo hợp đồng.
* Quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT 2005)
Là quyền được khai thác kinh tế từ tác phẩm:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
+ Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
+ Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
Đặc điểm: Có thể chuyển nhượng, cho phép hoặc cấp phép sử dụng.
- Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả phụ thuộc vào loại quyền (nhân thân hay tài sản) và loại tác phẩm (Điều 27 Luật SHTT)
*Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân
Vô thời hạn đối với các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Dù tác giả qua đời, các quyền này vẫn được pháp luật bảo vệ, do người thừa kế hoặc người được ủy quyền thực hiện (khoản 1 Điều 27 VBHN Luật SHTT 2022)
Có thời hạn đối với quyền: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (khoản 2 Điều 27 VBHN Luật SHTT 2022)
* Thời hạn bảo hộ quyền tài sản
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản tùy thuộc vào chủ thể sáng tạo và loại hình tác phẩm:
- a) Đối với tác phẩm có cá nhân là tác giả:
Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.
Nếu tác phẩm có nhiều đồng tác giả: thời hạn tính từ khi người cuối cùng trong số họ qua đời.
- b) Đối với tác phẩm khuyết danh:
Bảo hộ trong 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Nếu trong thời gian đó xác định được tên tác giả, áp dụng thời hạn như với tác phẩm có tác giả cá nhân.
- c) Đối với tác phẩm do tổ chức, pháp nhân sở hữu:
Tác phẩm được bảo hộ trong 75 năm kể từ khi công bố lần đầu tiên.
- d) Đối với tác phẩm chưa công bố:
Nếu không công bố thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình (sáng tạo dưới hình thức vật chất cụ thể).
Việc hiểu và tuân thủ đúng quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng tài sản trí tuệ trong xã hội. Nếu bạn là người sáng tạo hoặc tổ chức sở hữu tác phẩm, đừng bỏ qua việc đăng ký quyền tác giả, theo dõi thời hạn bảo hộ, và sử dụng hợp pháp các tác phẩm khác để đảm bảo phát triển bền vững và tránh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn hoặc hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký quyền tác giả Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LÝ MINH PHÚC
Hotline: 0985.233.413
Email: phaplyminhphuc@gmail.com
Website: luatminhphuc.com
Địa chỉ: Số 32, Ngõ 284, Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội