Thành lập công ty cần chuẩn bị những nội dung gì?
Khởi nghiệp và thành lập công ty là một bước quan trọng và đầy thách thức đối với bất kỳ doanh nhân nào. Để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực và đạt được thành công, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch rõ ràng là điều không thể thiếu. Trong bài viết này, Công ty TNHH Tư vấn Pháp lý Minh Phúc gửi tới Quý khách hàng các nội dung cần chuẩn bị trước tiến hành thành lập công ty. Dưới đây là những vấn đề chính mà Quý khách hàng cần xem xét và xác định:
1. Loại hình doanh nghiệp:
Luật Doanh nghiệp 2020 hiện đang quy định có 05 loại hình doanh nghiệp gồm:
- Công ty TNHH một thành viên: có tư cách pháp nhân và do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (Điều 74 Luật DN 2020)
- Công ty TNHH hai thành viên: có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân; có tư cách pháp nhân (Điều 46 Luật DN 2020)
- Công ty Cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa (Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn (Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Điều 188 Luật DN 2020)
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy từng trường hợp Công ty Tư vấn Pháp lý Minh Phúc sẽ tư vấn cho Quý khách hàng lựa chọn được hình thức phù hợp.
=>> Xem thêm: các loại giấy tờ cần thiết khi đăng ký kinh doanh
2.Tên công ty:
Việc đặt tên công ty tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định pháp luật cụ thể để đảm bảo tính hợp pháp và tránh những rủi ro pháp lý. Dưới đây là các quy định về đặt tên công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cấu trúc tên công ty gồm: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Ví dụ: loại hình doanh nghiệp: “Công ty TNHH” + tên riêng: “Tư vấn Pháp lý Minh Phúc” => tên công ty sẽ là: Công ty TNHH Tư vấn Pháp lý Minh phúc
Ngoài ra quý khách hàng cần lưu ý một số nội dung như: Tên công ty bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt; các quy định cấm khi đặt tên công ty; tên công ty gây nhầm lẫn (Quy định tại Điều 37, 38, 39 Luật DN 2020)
=>> Xem thêm: độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp
3. Địa chỉ trụ sở chính:
Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Địa chỉ trụ sở chính phải có đầy đủ thông tin về số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Địa chỉ trụ sở chính phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê, mượn hoặc mua địa điểm để đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Không được đặt trụ sở chính tại địa chỉ là căn hộ chung cư dùng để ở. Nếu trụ sở chính đặt tại tòa nhà chung cư, phải đảm bảo tòa nhà có chức năng kinh doanh thương mại và có giấy tờ chứng minh chức năng này.
4. Ngành nghề kinh doanh:
Quý khách hàng cần nêu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, Công ty Tư vấn Pháp lý Minh Phúc sẽ kê khai đầy đủ ngành nghề kinh doanh chính cũng như các ngành nghề liên quan cho khách hàng. Đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt tại theo Quyết định số 27/2018/Quyết định -TTg
5. Vốn chủ sở hữu/vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào Điều lệ công ty (Căn cứ tại khoản 34 Điều 4 Luật DN 2020).
Hiện nay, luật doanh nghiệp không quy định rõ mức vốn điều lệ tối thiểu của một doanh ngiệp là bao nhiêu tuy nhiên doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin kê khai về vốn điều lệ. Nếu phát hiện có sự gian lận, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. Vốn điều lệ của công ty phải được các thành viên góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp sau 90 ngày góp không đủ, công ty cần tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty.
Ngoài ra đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
6. Người đại diện theo pháp luật:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (Điều 12 Luật DN 2020).
Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
Ngoài ra còn một số vấn đề Quý khách hàng xác định trong kế hoạch kinh doanh của mình như số lượng lao động, chế độ kế toán, quy chế quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
Trên đây là các nội dung khách hàng cần chuẩn bị, xác định rõ khi quyết định mở công ty để hoạt động kinh doanh. Để được tư vấn miễn phí và toàn diện, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LÝ MINH PHÚC
Hotline: 0985.233.413
Website: luatminhphuc.vn
Email: phaplyminhphuc@gmail.com
Địa chỉ: Số 19, Ngõ 272, Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội