Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay không có quy định thế nào là hộ kinh doanh. Nhưng theo điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh được thành lập và đăng ký bởi một cá nhân hoặc các thành viên trong cùng một hộ gia đình, với trách nhiệm pháp lý bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với các hoạt động kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh do nhiều thành viên gia đình đăng ký, họ sẽ ủy quyền cho một người trong số họ đại diện làm chủ hộ kinh doanh. Người này, dù là cá nhân đăng ký hay được ủy quyền, sẽ giữ vai trò là chủ hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Giấy ủy quyền cho người khác nếu chủ hộ kinh doanh không tự đi đăng ký kinh doanh.
3. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Quý khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết ở mục 3, c
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khi hồ sơ được tiếp nhận thì cơ quan NN có thẩm quyền gửi lại quý khách hàng phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Bước 3: Xem xét giải quyết hồ sơ
– Trong vòng 03 ngày làm việc kế từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ.
– Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan này sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh, nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ mà người thành lập hộ kinh doanh không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo về việc cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì có quyền nộp đơn khiếu nại hoặc tố cáo theo các quy định hiện hành của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
4. Thủ tục sau khi mở hộ kinh doanh
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Chủ hộ kinh doanh cần tiến hành một số công việc sau:
– Nộp thuế môn bài: Hộ kinh doanh phải nộp thuế môn bài hàng năm. Mức thuế môn bài phụ thuộc vào doanh thu bạn kê khai với cơ quan thuế, cụ thể trong khoảng: 300.000 đồng – 1.000.000 đồng
– Kê khai thuế và nộp thuế: Thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNCN tương ứng theo lĩnh vực ngành nghề bạn kinh doanh. Số tiền thuế được tính dựa trên doanh thu khoán nhân với tỉ lệ tính thuế. VD kinh doanh buôn bán hàng hóa mức thuế suất là 1.5%, lĩnh vực dịch vụ: 7%
– Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, phòng cháy chữa cháy (nếu có yêu cầu).
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Để nhận thêm tư vấn miễn phí và toàn diện về việc thủ tục đăng ký hộ kinh doanh đối với cá thể, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi. Quý khách liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LÝ MINH PHÚC
Hotline: 0985.233.413
Email: phaplyminhphuc@gmail.com
Website: luatminhphuc.vn
Địa chỉ: Số 19, Ngõ 272, Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội