Luật Sở Hữu Trí Tuệ

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bảo vệ tài sản trí tuệ là yếu tố then chốt trong kinh doanh hiện đại. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi và phát triển bền vững. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký sở hữu trí tuệ.

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật SHTT thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Các quyền SHTT được pháp luật bảo hộ quy định tại khoản 2,3,4 và 5 Điều 4 Luật SHTT bao gồm:
- Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan): quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp: quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng: quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

2. Tại sao cần đăng ký SHTT?
Thực tế, chúng ta thường xuyên bắt gặp những sản phẩm được làm giả, làm nhái, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường vừa làm ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng và cũng mất đi uy tín doanh nghiệp. Do đó việc doanh nghiệp đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình là điều rất cần thiết để hạn chế tối đa các hành vi sai trái từ bên thứ 3.
Việc chủ sở hữu đăng ký SHTT chính là đặt sản phẩm của mình vào trong sự bảo vệ của pháp luật, hành động này sẽ ngăn cản sự lợi dụng, trục lợi từ các doanh nghiệp đối thủ. Việc đăng ký SHTT sẽ trở thành căn cứ để chúng ta khởi kiện bất cứ ai xâm phạm hoặc làm ảnh hưởng đến sản phẩm, ý tưởng kinh doanh của mình.
Đồng thời, việc đảm bảo uy tín thương hiệu cũng mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho doanh nghiệp.

3. Thủ tục đăng ký SHTT
Quy trình chung của thủ tục đăng ký SHTT sẽ gồm 3 giai đoạn đó là lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ rồi xác định cơ quan đăng ký và chuẩn bị hồ sơ, cuối cùng là Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ. Với mỗi hình thức đăng ký SHTT thì sẽ đi kèm với các thành phần hồ sơ, tài liệu khác nhau.
Quy trình chung của thủ tục sẽ được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Các hình thức đăng ký SHTT cơ bản gồm:
- Đăng ký nhãn hiệu (hay còn được gọi nhiều là đăng ký logo, thương hiệu)
- Đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Đăng ký sáng chế
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là đăng ký kiểu dáng sản phẩm
- Đăng ký giải pháp hữu ích
- Đăng ký bản quyền tác giả (cho các tác phẩm như bài hát, phần mềm, kịch bản, game, truyện, tạo hình, bản vẽ, âm nhạc….vv) hoặc quyền liên quan (bản ghi âm, ghi hình, chương trình biểu diễn)
- Đăng ký quyền liên quan đến giống cây trồng
Giai đoạn 2: Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký SHTT
- Đối với đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
- Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do Cục Bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính như trên
- Và Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục Trồng trọt tiến hành thủ tục hành chính nêu trên
Giai đoạn 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng SHTT
Ở giai đoạn này, những tài liệu hồ sơ cần chuẩn bị sẽ được xác lập dựa trên từng loại hình mà doanh nghiệp chọn đăng ký.
Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết về từng loại hình thông qua các bài viết của Pháp Lý Minh Phúc:
- Hồ sơ đăng ký Kiểu dáng công nghiệp: Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
- Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn đăng ký nhãn hiệu
- Hồ sơ đăng ký Quyền tác giả : Tư vấn bảo hộ quyền tác giả
Giai đoạn 4: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký SHTT
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, khách hàng sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan nêu trên để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.

4. Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Pháp Lý Minh Phúc
Khi sử dụng dịch vụ của Pháp Lý Minh Phúc , Quý Khách hàng sẽ nhận được những tiện ích sau:
- Được các Luật sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký
- Được tư vấn và hỗ trợ phân loại đối tượng đăng ký SHTT trên cơ sở tối đa nhất về quyền lợi cho chủ sở hữu.
- Được trải nghiệm dịch vụ tốt với chi phí hợp lý
- Ngoài lĩnh vực SHTT, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thành lập mới doanh nghiệp, Thay đổi đăng ký kinh doanh, Giấy phép lao động, Đầu tư…. Khi sử dụng dịch vụ trọn gói của Pháp Lý Minh Phúc, Quý Khách hàng sẽ được tư vấn, hỗ trợ miễn phí hoặc cung cấp dịch vụ với chi phí vô cùng ưu đãi đối với các dịch vụ nêu trên.

Nếu quý khách quan tâm hãy liên hệ để được đặt lịch tư vấn, đặt lịch với các chuyên gia của chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LÝ MINH PHÚC
Hotline: 0985.233.413
Email: phaplyminhphuc@gmail.com
Website: luatminhphuc.vn
Địa chỉ: Số 19, Ngõ 272, Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội